Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Bí mật bên trong máy khoan cầm tay

Cùng khám phá bí mật bên trong của chiếc máy khoan cầm tay Bosch

Chúng ta sẽ mổ xẻ hai chiếc máy khoan cầm tay động lực và máy khoan búa xoay của Bosch xem chúng có cấu tạo bên trong như thế nào? Như thế sẽ giúp ích cho các bạn có thể hiểu biết hơn về máy khoan trong việc sử dụng và bảo dưỡng máy khoan cầm tay.

1. Cấu tạo bên trong máy khoan động lực:

Nhìn vào hình dạng bên dưới của máy khoan động lực, ta cơ bản có các cụm và các phần như sau: Phần cấp nguồn, phần cụm động cơ, phần truyền động và chuyển đổi, phần ghá kẹp dụng cụ. Ta nhìn chi tiết các bộ phận trong từng cụm bên dưới:




1 - Thân máy bao gồm vỏ máy chứa tay cầm liền.

2 - Nguồn điện cấp cho máy: nguồn này có thể là 110V hoặc 220V. Ngoài ra nếu máy dùng phin thì phần nguồn này sẽ là pin Lithium.

3 - Bộ khởi động máy bao gồm điều chỉnh điện áp (điều chỉnh tôc độ máy) và chiều quay của động cơ.

4 - Giá đỡ chổi than và chổi than.

5 - Rotor của động cơ (phần động cơ quay) - Động cơ 1 chiều.

6 - Stator của động cơ (phần động cơ đứng yên).

7 - Quạt gió làm mát.

8 - Bánh răng truyền động (dùng bánh răng nghiêng - xoắn đem lại sự truyền động êm và dàn đều tải ra các phần của bánh răng).

9 - Trục khoan.

10 - Đầu kẹp mũi khoan gắn trên trục khoan của máy khoan.

11 - Vòng bi trục động cơ.

Nguyên lý của máy khoan cầm tay như sau: 

Nguồn cấp điện (2) cấp điện qua bộ phận công tắc khởi động và điều chỉnh điện áp (3) cho ra dòng điện 1 chiều cấp điện qua bộ chổi than (4) cấp điện cho động cơ (5) quay. Khi động cơ quay sẽ truyền chuyển động qua bộ truyền động (8) làm cho trục chứa mũi khoan quay tạo ra động tác khoan và đồng thời cũng làm quay quạt gió (7) làm mát cho động cơ khi khoan.

2. Cấu tạo của máy khoan Búa:

Máy khoan búa xoay có cấu tạo phức tạp hơn bởi vì ngoài các phần khác như máy khoan động lực, nó có thêm phần tạo lực búa là bộ piston. Khi di chuyển bộ phận này sẽ tạo ra lực xung búa tác dụng thẳng vào đầu trục khoan.

Các bạn có băn khoăn tại sao lại là piston mà không phải cơ cấu gõ trực tiếp vào đầu trục? Vì mục đích là giảm sự va chạm gây mòn vật liệu khi tiếp xúc, tăng tuổi thọ máy khoan.




1 - Thân máy.

2 - Bộ chổi than.

3 - Rotor động cơ khoan (phần chuyển động).

4 - Stator động cơ (phần đứng yên).

5 - Quạt gió.

6 - Phần truyền chuyển động trung gian (bao gồm cơ cấu tạo lực búa búa).

7 - Phần truyền động trục khoan.

8 - Bộ bánh răng trục khoan.

9 - Vòng bi trục.

10 - Đầu kẹp mũi khoan.

Nguyên lý của máy khoan búa cầm tay như sau: 

Nguồn điện cấp cho bộ chổi than (2) làm quay động cơ (3) động cơ truyền chuyển động và momen xoắn đến trục trung gian (6) tại đây trục trung gian thực hiện hai nhiệm vụ là tạo ra lực xung của búa qua một kết cấu đặc biệt như trên hình và nhiệm vụ thứ 2 là tạo ra lực xoắn (lực quay) truyền chuyển động quay lên trục khoan qua bộ bánh răng (8). Khi đó máy khoan vừa quay để khoan và vừa tạo ra lực gõ như búa vào trục khoan nhằm tăng thêm lực khi khoan sẽ khoan nhanh hơn và khoan những vật liệu khó như bê tông.

Với vài điều sơ bộ như trên, hy vọng các bạn đã có khái niệm cơ bản về cấu tạo một máy khoan cầm tay và cách chúng vận hành. Qua đó giúp các bạn đỡ lúng túng khi chọn mua máy khoan và tự tin sử dụng chúng an toàn.

Quý khách có nhu cầu về Thiết bị Công nghiệp cầm tay xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:




Mr. Khánh (094.8888.013)
khabk2010@gmail.com

Thiết bị công nghiệp cầm tay

Chuyên cung cấp thiết bị công nghiệp cầm tay:


Dụng Cụ Dùng Điện:

Máy khoanMáy màiMáy cắtMáy đánh bóngMáy cưaMáy bàoMáy vặn ốc...




Dụng Cụ Dùng Khí Nén:

Máy dập ghimMáy đánh bóngMáy màiMáy phun sơn...




Dụng Cụ Cầm Tay:

Búa rìuChìa lục giácCờ lê mỏ lếchKềmỐng đếu...




Vật Liệu Mài Mòn:

Đĩa cắtĐá cắtĐá màiGiấy nhámGiũa...




Thiết Bị Ngành Hàn:

Kìm hànKính hànMáy cắtMáy hànQue hàn...




Dụng Cụ Đo Chính Xác:

Thước ThủyThước kẹpThướcThước đo độ caoDụng cụ dò kim loại...




Điện và thiết bị điện:

Bóng đèn điện, Dây điện, Dụng cụ đo điện, Thiết bị chống sét, Thiết bị điện, Tiết kiệm điện...




Bảo Hộ Lao Động:

Bình chữa cháyGăng tayGiày ỦngNón mặt nạQuần áo BHLĐQuạt công nghiệpThang...




Vệ Sinh Công Nghiệp:

Máy chà đánh bóng sànMáy hút bụiMáy phun nước...



Vận Chuyển Nâng Đỡ:

Con độiMáy nâng từPalăngTờiXe đẩyXe đẩy vệ sinhXe nâng bànXe nâng thùng phuy...




Bảo Quản Đóng Gói:

Két sắt, Khóa, Thùng đựng dụng cụ, Tủ văn phòng... 




Sản Phẩm Hóa Chất:

Dầu mỡ công nghiệp, Phụ gia dầu nhớt...




Thiết Bị Ngành Nước:

Bơm định lượng, Bơm nước...




Ống, Phụ Kiện Kim Loại:

Chữ T, Co 450, Co 900, Giảm đồng tâm, Giảm lệch tâm, Khớp nối thủy lực...




Quý khách có nhu cầu về Thiết bị Công nghiệp cầm tay xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:




Mr. Khánh (094.8888.013)
khabk2010@gmail.com

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Bộ dụng cụ sửa chữa đa năng 11 món

Bộ dụng cụ sửa chữa đa năng 11 món, thiết kế nhỏ gọn, tinh xảo và cực kỳ tiện lợi. Với bộ dụng cụ sửa chữa đa năng, là trợ thủ đắc lực trong gia đình, giúp bạn lắp đặt, sửa chữa, bảo trì đồ đạc tốt nhất.


Điểm nổi bật:

+ Trọn bộ bao gồm 11 dụng cụ sửa chữa như cờ lê, kềm, búa, vít, thước kéo
+ Dụng cụ làm từ chất liệu thép bền, chắc và sáng đẹp.
+ Tay cầm được sản xuất từ chất liệu nhựa cứng siêu bền.
+ Trọng lượng trọn bộ chưa đến 1.4kg, thích hợp cho việc di chuyển.
+ Sản phẩm rất phù hợp cho đội thợ điện hay những ông chồng trong gia đình.
+ Bộ sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn với hộp đựng cơ động, tiết kiệm diện tích không gian nhà bạn.


Thông tin chi tiết:

Bạn sẽ làm thế nào để giải quyết các sự cố trong nhà như nối một đoạn dây điện bị đứt, kiểm tra mạch điện bị hở ở chỗ nào, đóng một cái móc treo quần áo cho bà xã, một vài cái đinh để treo tranh lên tường, chuẩn bị mua một món đồ mới nhưng không biết kê vào có vừa với không gian trong nhà không hay vặn lại cái van nước bị lỏng...??? Những công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có những dụng cụ cần thiết thì cũng trở thành vấn đề rắc rối đấy!!!

Chúng tôi xin giới thiệu đến phái mạnh bộ dụng cụ sửa chữa đa năng gồm 11 món thông dụng:


Với Bộ dụng cụ sửa chữa đa năng 11 món, bạn sẽ không còn phải lo lắng những vấn đề trên nữa mà bất cứ khi nào bạn cũng có thể tự tay lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra, bảo trì đồ gia dụng, hệ thống điện nước... trong nhà một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

Thông tin sản phẩm:

- Tên sản phẩm: Bộ dụng cụ sửa chữa đa năng 11 món.
- Trọn bộ 12 món (bao gồm vỏ hộp):
+ 01 Búa (25cm)
+ 01 Cờ lê (20cm)
+ 01 Kìm (17.5cm)
+ 01 Dao rọc giấy cỡ lớn (16cm)
+ 01 bút thử điện (12.5cm)
+ 01 tô vít 4 cạnh mini (8cm)
+ 01 tô vít 2 cạnh mini (9cm)
+ 01 tô vít 4 cạnh (18cm)
+ 01 tô vít 2 cạnh (18cm)
+ 01 cuộn băng keo đen dán điện
+ 01 thước dây kéo 2m
- Trọng lượng: 1.4 kg
- Kích thước trọn hộp: 21 x 27(cm)
- Chất liệu: Thép cao cấp, tay cầm bọc nhựa dẻo.
- Công dụng: Sửa chữa điện, tháo lắp các đồ gia dụng, máy móc…



Bộ sản phẩm được thiết kế với hộp đựng hết sức gọn gàng, giúp các dụng cụ bên trong được bảo quản tốt nhất và không bị thất lạc, đồng thời quai xách tay giúp bạn có thể dễ dàng mang theo trong các chuyến đi để sửa chữa một cách cơ động nhất.


Bộ dụng cụ làm từ chất liệu thép bền chắc và sáng đẹp. Tay cầm bọc nhựa cao cấp, cách điện, cách nhiệt, tuyệt đối an toàn khi sử dụng.


Bút thử điện hiện đại siêu nhỏ gọn với màn hình hiển thị vol điện tử cực sắc nét, mặt sau có jack kẹp túi tiện dụng. Trọng lượng các dụng cụ rất nhẹ, sử dụng lâu mà không gây mỏi tay. Trọng lượng trọn bộ chỉ 1,4kg.


Sản phẩm còn rất phù hợp cho các đội thợ điện, nước mang theo khi tác nghiệp.


Quý khách có nhu cầu về Thiết bị Công nghiệp cầm tay xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:


Mr. Khánh (094.8888.013)
khabk2010@gmail.com

Thiết kế sản phẩm công nghiệp là gì?

Thiết kế công nghiệp là gì? Câu hỏi đó đã cũ nhưng luôn luôn là mới mẻ với những ai chưa một lần tiếp xúc với Thiết kế công nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ đang tìm kiếm hướng đi cho mình trên con đường thiết kế.

Thiết kế công nghiệp, thiết kế sản phẩm là gì?

Thiết kế công nghiệp (Industrial Design) hay còn được biết đến như Thiết kế sản phẩm (Product Design) hoặc Thiết kế tạo dáng là một chuyên ngành của Mỹ thuật ứng dụng, sử dụng tri thức bao gồm nghệ thuật và khoa học công nghệ nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, hình thái, chức năng, khả năng sử dụng của sản phẩm. Thiết kế công nghiệp đồng thời cũng nâng cấp khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm theo thị hiếu thẩm mỹ người sử dụng hoặc công nghệ sản xuất, vật liệu tân tiến mới.


Tóm lại, thiết kế công nghiệp là ngành nghiên cứu, sáng tạo hình thức sản phẩm dựa trên chức năng, đối tượng sử dụng và công nghệ sản xuất của sản phẩm đó. Có thể nói, thiết kế công nghiệp quyết định “diện mạo” của tất cả các sản phẩm công nghiệp xung quanh chúng ta (hãy lấy ví dụ bạn đang ngồi trước một chiếc máy vi tính hoặc một chiếc điện thoại di động, thì hình dáng, màu sắc của máy vi tính hay điện thoại đó chính là thiết kế công nghiệp)


Thiết kế công nghiệp đôi khi có thể bị chồng chéo đáng kể với thiết kế kỹ thuật, thiết kế nội thất hoặc thiết kế bao bì do tính chất hướng đến đối tượng sản phẩm của nó. Và ở các nước khác nhau thì ranh giới giữa những khái niệm có thể khác nhau. Tuy nhiên, cần phải phân biệt thiết kế kỹ thuật nói chung tập trung chủ yếu vào chức năng, tiện ích của sản phẩm trong khi thiết kế công nghiệp nhấn mạnh các khía cạnh thẩm mỹ và giao diện tương tác giữa sản phẩm với người sử dụng. Thiết kế sản phẩm hướng tới hình thức của sản phẩm nội thất còn thiết kế nội thất nghiên cứu không gian trình bày các sản phẩm nội thất đó... Vì vậy, thiết kế công nghiệp có thể được coi là ngành thiết kế "đa năng".


Lịch sử ngành thiết kế công nghiệp

Hầu hết các hoạt động về thiết kế công nghiệp diễn ra trong năm 1920 đều trên lĩnh vực ô tô, thiết bị điện và phát minh mới. Mặc dù các kỹ sư phát minh ra sản phẩm hữu ích cho công chúng, họ thiếu sự sáng tạo cần thiết để tăng cường vẻ đẹp diện mạo của sản phẩm đó. Các nghệ sĩ được đào tạo từ các trường nghệ thuật khác nhau đã được thuê để sáng tạo nghệ thuật thương mại và đó chính là tiền đề tạo điều kiện cho việc phát triển nên thiết kế sản phẩm công nghiệp. Có suy đoán cho rằng thuật ngữ “thiết kế công nghiệp” lần đầu tiên đã được sử dụng tên tạp chí The Art Union vào năm 1839.


Thuật ngữ “thiết kế”, thiết kế tạo dáng công nghiệp hay mỹ thuật ứng dụng du nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếng Đức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule für Industrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội (hiện nay là trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) trao đổi học thuật.

Sản phẩm của thiết kế công nghiệp gồm những gì?

Như đã trình bày ở trên, sản phẩm của thiết kế công nghiệp bao gồm tất cả những sản phẩm xung quanh chúng ta, chia thành những nhóm sản phẩm sau (dựa trên các cách định nghĩa và phân chia, một số nhóm sản phẩm tại các quốc gia khác nhau có thể là một ngành thiết kế riêng biệt).

Sản phẩm máy công cụ và môi trường: bao gồm các loại máy móc, thiết bị cầm tay sử dụng trong sản xuất như máy tiện, máy khoan, máy cưa, búa, tua vít, thiết bị bảo hộ lao động...



Sản phẩm gia dụng, hàng tiêu dùng: gồm những đồ dùng nhà bếp, đồ dùng văn phòng, thiết bị làm đẹp, đồ nội thất, thiết bị vệ sinh, thiết bị phòng tắm...



Phương tiện giao thông vận tải: phương tiện công cộng, ô tô, xe máy, máy bay, tàu thủy...




Sản phẩm công nghệ thông tin và giải trí: máy tính, điện thoại di động, máy nghe nhạc, loa...



Sản phẩm thiết bị y tế


Ngành thiết kế công nghiệp – Triển vọng xã hội

Ngày nay, sản phẩm tiêu dùng phát triển, các sản phẩm có công dụng như nhau thì kiểu dáng hấp dẫn thị hiếu khách hàng sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm và được xem là mục tiêu quan trọng của nhà sản xuất. Thiết kế công nghiệp tạo ra những sản phẩm mới lạ, đẹp, tiện dụng sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng… Vì vậy, đây là ngành có nhiều triển vọng trong xã hội.

Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn chỉ là một ngành của tương lai, hiện tại đang khá chật vật tìm thị trường. Đối với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, thiết kế công nghiệp vẫn còn bị coi là chuyện xa xỉ. Tuy nhiên, với sự tiếp nhận các công ty sản xuất lớn đầu tư vào Việt Nam, các nhà thiết kế công nghiệp sẽ chuyển đổi sang những lĩnh vực “phi truyền thống”, bao gồm các vị trí trong những công ty tiếp thị và chiến lược. Ngành thiết kế công nghiệp sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh, tiềm năng lớn. Nhu cầu chuyên gia thiết kế sẽ gia tăng trong vài năm tới như là một sự cộng hưởng tự nhiên của sự phát triển kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, sinh viên Ngành thiết kế công nghiệp được đào tạo kiến thức đa dạng và chuyên sâu còn có thể đáp ứng các lĩnh vực khác trong thiết kế.


Hiện nay, rất nhiều trường tại Việt Nam và nước ngoài cung cấp khóa đào tạo, cấp bằng chuyên Ngành thiết kế công nghiệp, thiết kế sản phẩm. Ở Hà Nội và khu vực miền Bắc nói chung có Viện ĐH Mở, ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội (có cơ sở tại Tp. HCM), ĐH Kiến trúc... Ở miền Trung có trường Nghệ thuật Huế thuộc ĐH Huế. Tại Tp. HCM có khoa Mỹ thuật công nghiệp thuộc Hồng Bàng, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM...


Hệ thống đào tạo Ngành thiết kế công nghiệp cơ bản bao gồm kiến thức về thẩm mỹ, nghệ thuật, lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và thế giới; văn hóa Việt Nam, văn hóa truyền thống phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Kiến thức thiết kế và thể hiện mô hình các sản phẩm gia dụng, công nghiệp, điện tử, phương tiện giao thông...; hiểu biết về công năng, kiểu dáng trong từng thể loại sản phẩm ứng dụng, rèn luyện khả năng lên ý tưởng, phác thảo và làm mô hình. 

Kiến thức về quảng cáo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Kiến thức về thẩm mỹ công nghiệp, phối hợp tính năng ứng dụng của sản phẩm dựa trên những nguyên tắc: công năng, ergonomic... Hiểu biết về Quy trình thiết kế sản phẩm, thể hiện sản phẩm trên các chất liệu: nhựa Composite, đất sét, thạch cao…


Một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu trong Thiết kế công nghiệp: Nhân trắc học - Ergonomic.

Quý khách có nhu cầu về Thiết bị Công nghiệp cầm tay xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:


Mr. Khánh (094.8888.013)
khabk2010@gmail.com